Cá rồng thường mắc bệnh gì?
Làm thế nào để nhận biết và chữa trị hiệu quả? Topic này sẽ chia sẻ đến bạn một
vài chứng bệnh thường gặp khi nuôi cá rồng. Tham khảo ngay để có kinh nghiệm
chăm sóc hồ cá rồng nhé!
Bệnh xoăn mang
Cá
rồng bị bệnh này là do thiếu chăm sóc, nước bị nhiễm bẩn… Hoặc là do cá bị ký
sinh trùng gây bệnh.
-
Triệu chứng: Thời gian đầu bị bệnh, cá thở gấp và mang cá mở đóng không êm.
Nhưng càng về sau, bệnh nặng đến mức viền mang cá mở rộng. Khi đó bạn có thể thấy
được cơ cấu trong mang cá. Thậm chí, lớp vỏ cứng của mang cá rồng cũng kênh ra. Lúc này, cá sẽ bị khó thở,
ăn kém và vẻ ngoài xấu đi.
-
Cách chữa bệnh xoăn mang ở cá rồng
là nên thay đổi 20% nước bể cá rồng mỗi ngày. Đồng thời, tăng cường sủi khí cho
hồ cá. Trường hợp cần thiết hãy dùng thêm bình oxy bơm vào hồ.
Nếu
cá rồng bị bệnh nhẹ thì có thể lấy một ít lá bàng khô đem ngâm nước. Tiếp đó
cho nước ngâm vào hồ cá rồng và lớp xoăn sẽ giảm nhanh chóng.
Nếu
cá rồng bị xoăn lớp mỏng viền mang thì có thể cắt bỏ phần này. Còn nếu như phần
mang cá kênh ra phần vỏ cứng thì lúc này đã chẳng thể khắc phục được.
Bệnh đốm trắng ở cá rồng
Cá rồng thường mắc bệnh gì?
Nếu bạn đang thắc mắc điều này thì câu trả lời là bệnh đốm trắng. Thực ra, đây
là bệnh phổ biến ở các loại cá cảnh. Không chỉ cá rồng mà rất nhiều loài cá cảnh
khác cũng bị bệnh này.
-
Triệu chứng: Trên thân, vây, đuôi cá rồng xuất hiện nhiều đốm trắng và nhanh
chóng lan rộng. Lúc này, nước hồ nuôi cárồng có mùi tanh nồng và rất đục. Cá rồng hay giật mình khi bơi và có biểu
hiện cọ xát người vào thành bể. Cá cũng hay bỏ ăn, lừ đừ… Nếu bệnh chuyển nặng,
vây cá có nhiều điểm trắng như u nang. Thậm chí cá rồng còn có thể bị cụt vây
và chết.
-
Cách chữa bệnh đốm trắng cá rồng là nên điều chỉnh nhiệt độ hồ cá. Nguyên nhân
gây bệnh là từ một dạng nấm phát triển nhanh ở 25 độ C. Nếu cá bị nhẹ, tăng nhiệt độ bể cá rồng lên khoảng 32 độ C
thì cá tự khỏi. Nếu bị nặng thì nên thay nước hồ cá rồng liên tục và cho thêm
ít muối ăn. Một cách khác là nên dùng thuốc để chữa dứt điểm bệnh và tránh tình
trạng bệnh kéo dài.
Cá rồng bị bệnh đường ruột gây trướng bụng
Chứng
bệnh này ít gặp hơn 2 chứng bệnh trước đó. Tuy nhiên, nếu như cá rồng bị trướng
bị thì khả năng chết cao. Do vậy nên phòng ngừa bệnh này là chính.
-
Triệu chứng: Rất dễ nhận diện. Cá rồng có phần bụng to bất thường, cá bỏ ăn,
bơi lội chậm chạp, khó khăn. Nếu cá bị nặng, phần bụng trì xuống còn đuôi vểnh
lên trời, phần hậu môn có nước nhờn.
Cá rồng thường mắc bệnh gì
thì nguyên nhân ít nhiều cũng liên quan đến nước hồ. Riêng với bệnh này thì chủ
yếu là do ăn uống. Vậy nên khi cho cá ăn đừng nên bỏ quá nhiều thức ăn vào hồ.
Thêm nữa, hãy mua thức ăn đạt chuẩn, có xuất xứ rõ ràng để tránh gây các bệnh
viêm ruột.
-
Cách chữa trị bệnh ăn không tiêu, trướng bụng rất khó chữa, khả năng chết rất
cao. Thế nên khi thấy cá bỏ ăn, bụng trướng to thì nên thay nước, tăng cường
bơm hơi. Bên cạnh đó, các bạn nên tăng lượng muối và giữ nhiệt độ nước ở ngưỡng
30 độ C. Sau đó theo dõi tình hình của cá tiếp nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét