Cửa Hàng Thiết Kế Hồ Cá Koi Hồ Chí Minh

| Hồ cá hải sản cát tường

More Stories

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Làm hồ cá koi mini trong nhà nên chuẩn bị những gì?

by

Hồ cá koi mini là một trong những mẫu hồ cá cảnh phổ biến nhất hiện nay. Vậy khi làm mẫu hồ này thì cần chuẩn bị những gì?

Nghe đến hồ cá koi, ai cũng nghĩ ngay đến những hồ cá sân vườn rộng đẹp. Thế nhưng bạn có biết, dù nhà nhỏ hẹp vẫn có thể làm hồ nuôi cá koi. Thay vì những mẫu hồ sân vườn, bạn có thể chọn hồ cá koi mini. Kiểu hồ này không tốn nhiều diện tích thi công mà đẹp chẳng kém các mẫu hồ cá cảnh khác.

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước thiết kế hồ cá koi mini. Thử xem để hoàn thành mẫu hồ này chúng ta cần chuẩn bị những gì nhé!

Phác thảo hồ cá koi mini

Tất nhiên rồi! Không chỉ hồ nuôi cá koi mà mẫu hồ nào cũng thế! Trước khi bắt tay vào thi công thì chúng ta phải phác thảo kiểu hồ trước. Hồ có kích thước bao nhiêu, chuẩn bị không gian để bố trí máy bơm, bộ lọc nước… Đặc biệt, các bạn hãy thử hình dung kiểu dáng hồ cá và lối trang trí mà bạn muốn. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn biết mình cần chuẩn bị những vật dụng nào. Từ đó ước tính được giá hồ cá koi mini.

Làm hồ cá koi mini trong nhà nên chuẩn bị những gì?

Làm hồ cá koi mini theo bản phác thảo

Sau khi đã có bản vẽ, các bạn xác định vị trí làm hồ và tiến hành dọn dẹp sạch sẽ. Ước tính độ sâu, diện tích đáy hồ để mua tấm lót. Đào đất tạo dáng hồ theo bản thảo trước đó. Các bạn nên chừa thêm không gian để bố trí thêm đá, cây cảnh… Đồng thời những vật dụng trang trí này còn giúp “che khéo” lớp lót dưới đấy hồ.

Nhìn chung, các bước làm hồ cá koi mini trong nhà đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề. Do vậy những ai mới chơi hồ cá koi sẽ rất khó để tự làm hồ nuôi cá đúng chuẩn. Lúc này bạn nên liên hệ với các cửa hàng chuyên nghiệp thay vì tự làm nhé!

Trang trí hồ cá koi mini

Bạn có thể sử dụng cây cảnh, cây thủy sinh, các loại đá để bố cục hồ cá koi. Ở bước này, bạn hãy sắp xếp những viên đá lớn trước rồi đến đá nhỏ đặt xung quanh. Nói chung các trang trí ra sao là tùy vào thẩm mỹ của bạn. Bên cạnh đó đừng quên tham khảo thêm ý kiến của thợ làm hồ. Đôi khi các trang trí của bạn chưa thật hợp lý và khó thi công. Những người thợ có kinh nghiệm sẽ cung cấp cho bạn nhiều ý tưởng hay ho hơn đấy!

Thêm nữa, đừng quên sự góp mặt của các loại cây cảnh, cây thủy sinh… Những loại cây này không chỉ tạo bóng mát cho cá mà còn giúp hồ cá thêm sinh động.

Làm hồ cá koi mini trong nhà nên chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị nước hồ cá koi Nhật Bản và thả cá vào

Sau khi hoàn thành hồ thì đương nhiên phải thả cá koi vào nuôi rồi. Có điều, bạn đừng vội cho cá koi vào hồ ngay sau khi hoàn thành hồ cá nhé! Hãy bơm nước vào hồ và bật máy lọc chừng 3 ngày đến một tuần. Thời gian này hãy liên tục kiểm tra các chỉ số, đảm bảo nguồn nước tốt nhất để nuôi cá.

Trên đây là một vài điều cần biết khi thi công hồ cá koi mini trong nhà. Mong rằng sẽ giúp bạn có thêm một ít thông tin hữu ích về mẫu hồ này. Nếu các bạn cần tư vấn thiết kế hồ cá Koi, hồ hải sản, hồ thủy sinh… Hãy liên hệ trực tiếp với Cát Tường để được các chuyên gia tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Cách nuôi cá trong hồ thủy sinh để bàn để cá sống khỏe không chết

by
Hồ thủy sinh để bàn nên chăm sóc thế nào để cá sống khỏe không chết đột ngột? Topic dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Thông thường khi nói đến hồ thủy sinh, đa phần chúng ta đều nghĩ đến hồ có kích thước lớn. Tuy rằng chúng có bố cục hoành tráng, đẹp mắt… Thế nhưng bể thủy sinh lớn chỉ hợp với gia đình có diện tích rộng mà thôi. Trong trường hợp gia đình bạn có diện tích khiêm tốn, không thích hợp lắp hồ cá lớn… Thì gợi ý tốt nhất là làm hồ thủy sinh trên bàn.

Cách nuôi cá trong hồ thủy sinh để bàn để cá sống khỏe không chết

Tất nhiên, chỉ có mỗi hồ với nước thì quá nhàm chán. Nếu nuôi thêm một ít cá cảnh thì thú vị hơn nhiều. Vậy khi chọn nuôi cá cảnh hồ thủy sinh để bàn cần chú ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn nhé!

Vì sao nuôi cá cảnh dễ chết khi nuôi trong hồ thủy sinh để bàn?

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cá dễ chết khi nuôi trong bể cá để bàn. Trong số đó, việc chọn hồ quá nhỏ được xem là một trong những nguyên nhân dễ gặp nhất. Lý do là vì các bể cá quá nhỏ sẽ không có đầy đủ các máy móc phụ kiện. Nhất là máy oxy. Từ đó sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy trong nước khiến cá chết hàng loạt.

Làm thế nào để khắc phục?

- Thứ nhất, các bạn nên chọn cá cảnh có kích thước phù hợp với hồ. Đồng thời không nên nuôi quá nhiều cá trong một hồ, tốt nhất chỉ nên nuôi 1 – 3 con. Điều này có thể khiến cá bị chết vì thiếu oxy, nước bẩn.

- Thứ hai, kiểm soát lượng thức ăn trong hồ. Thiết kế hồ cá cảnh để bàn không nên cho cá ăn quá nhiều. Bởi vì lượng thức ăn dư thừa có thể khiến nước đục, xuất hiện rêu tảo gây hại đến cá. Hãy nhớ rằng, cho cá nhịn đói vài ngày thì cá vẫn sống. Còn nếu cho cá ăn quá nhiều, no căng bụng thì có thể khiến cá chết đấy!

Có cần thường xuyên thay nước cho hồ cá thủy sinh để bàn?

Kích thước hồ thủy sinh để bàn vốn nhỏ. Thế nên nước trong bể rất nhanh bị dơ và cần thay thường xuyên. Tuy rằng việc này là cần thiết nhưng nó sẽ khiến cá dễ bị sốc nước và nhanh chết. Để tránh tình trạng này, các bạn nên để nước ra thau khoảng 1 ngày. Sau đó mới cho nước vào hồ nhé!

Thêm nữa, mỗi lần thay nước hồ thủy sinh chỉ nên thay khoảng 50 – 70% thôi. Nếu thay toàn bộ thì cá vẫn có thể bị sốc nước. Khi đã nuôi lâu, cá quen với nước thì có thể tăng lên 80 – 100% nước mới.

Cách nuôi cá trong hồ thủy sinh để bàn để cá sống khỏe không chết

Nên chọn thức ăn loại nào để nước hồ thủy sinh để bàn luôn sạch?

Bạn có thể chọn trùng chỉ hoặc lăng quăng để cho cá ăn. Như vậy sẽ giúp nước hồ sạch hơn. Nếu muốn dùng thức ăn viên khô thì lưu ý là cho ăn ít thôi nhé!

Loại cá nào thích hợp để nuôi trong hồ thủy sinh cá cảnh để bàn?

Bạn có thể chọn những loại cá có kích thước nhỏ và chịu được môi trường nước “nghèo” oxy. Như là: cá betta, cá đuôi kiếm, cá mún, cá ngựa vằn… Trường hợp bạn chọn nuôi cá vàng thì nên nuôi cá có kích thước nhỏ. Thêm nữa, hồ nuôi cá vàng nên kết hợp thêm vòi oxy nhẹ trên mặt nước.

Trên đây là một vài chia sẻ mà chúng tôi muốn nhắn nhủ đến bạn. Chúc bạn sớm bố cục được một hồ thủy sinh như ý nhé!

https://cuahanghocakoihcm.blogspot.com/

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Một số vị trí thường được chọn để thiết kế hồ hải sản nhà hàng

by

 Thiết kế hồ hải sản có thể dựa vào từng khu vực để lắp đặt hồ phù hợp. Việc này vừa giúp không gian nhà hàng thêm đẹp vừa phù hợp với công năng của từng khu vực.

Một số vị trí thường được chọn để lắp đặt hồ nuôi hải sản như:

Thiết kế hồ hải sản tại khu vực quầy thu ngân hoặc quầy bar

Vị trí này thường ở ngay phía trước nhà hàng. Đây là nơi đầu tiên đón tiếp khách hàng nên không thể thiết kế sơ sài được. Chính vì thế nếu chọn làm hồ hải sản ở khu vực này thì bắt buộc phải thật “sang chảnh”. Có như vậy mới tạo được ấn tượng tốt với khách hàng.

Một số vị trí thường được chọn để thiết kế hồ hải sản nhà hàng

Tuy nhiên, có một điểm khá hạn chế là 2 vị trí trên thường có diện tích nhỏ. Phần lớn chúng cũng được tích hợp chung với nhau. Hiện nay, đa số khách hàng đều chọn hồ hải sản kính dài hẹp, có bệ đỡ… Để lắp đặt ở khu vực này.

Thiết kế bể hải sản tại khuôn viên nhà hàng

Vị trí khuôn viên thường có diện tích rộng rãi nên lắp đặt bể hải sản dễ dàng hơn. Hơn nữa, khách hàng cũng dễ di chuyển và quan sát hồ hải sản để chọn món. Do đó, chủ đầu tư rất chú trọng khu vực này.

Để tăng mức độ “hoành tráng”, làm hồ hải sản ở khuôn viên được bố cục thêm đèn trang trí. Hoặc một vài nơi còn kết hợp thêm tiểu cảnh xung quanh. Dù chọn cách nào đi nữa thì mục đích chính vẫn là kích thích sự tò mò của khách hàng. Từ đó tạo hứng thú về các món ăn và ghi dấu ấn của nhà hàng trong lòng thực khách.

Thiết kế hồ hải sản nhà hàng tại khu vực bếp

Hải sản có mùi hôi, tanh đặc trưng nên nhiều người cho rằng không thể đặt hồ ở gần bếp. Thực tế không hẳn vậy. Dàn hồ hải sản đặt ở bếp cũng là giải pháp được nhiều nhà hàng lựa chọn và thành công.

Một số vị trí thường được chọn để thiết kế hồ hải sản nhà hàng

Để thi công hồ hải sản tại bếp, vấn đề khử mùi, tránh gây mất vệ sinh… Là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nếu mùi hải sản thoát ra, ám vào vật dụng, món ăn sẽ khiến thực khách khó chịu. Về lâu dài chắc chắn sẽ khiến nhà hàng mất khách, thua lỗ. Để tránh “thảm cảnh” này, nhất định phải tính toán kỹ lưỡng ngay từ đầu.

Một cách hiệu quả được áp dụng nhiều là đầu tư hệ thống bể chứa và hút mùi đạt chuẩn. Bể chứa hải sản đạt chuẩn giúp nước sạch, ít cặn bẩn rong rêu, ít hôi tanh… Vừa giúp cá tôm sống khỏe vừa giảm mùi tanh nồng. Hệ thống hút mùi giúp giảm khói, mùi thực phẩm trước và sau khi chế biến.

Tóm lại

Trên đây là một vài gợi ý về khu vực lắp đặt hồ hải sản nhà hàng. Ngoài những vị trí này, bạn có thể chọn những khu vực khác tùy theo mô hình nhà hàng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về hồ hải sản và cần tư vấn – Hãy liên hệ với Hồ cá Cát Tường để được hỗ trợ thêm nhé!

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Nên lựa chọn thức ăn tự làm hay thức ăn dạng viên cho hồ cá koi?

by

Hồ cá koi là một trong các loại hồ cảnh phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh việc thiết kế hồ cá koi thì vấn đề chọn thức ăn cho cá cũng rất quan trọng. Vậy hiện nay có mấy loại thức ăn cho cá koi? Nên chọn loại nào thì tốt cho sự phát triển của cá koi nhất?

Các loại thức ăn dành cho bể cá koi

Đầu tiên cần khẳng định là thức ăn cho cá koi rất đa dạng. Bạn có thể chọn thức ăn sẵn có hoặc tự làm thức ăn cho hồ nuôi cá koi của mình.
- Thức ăn dạng viên sẵn có kích thước khoảng 3 – 5 mm. Loại thức ăn này rất thông dụng, thành phần gồm: bột cá, bột mì, đậu nành, men, Vitamin, khoáng chất… Bên cạnh sự tiện lợi, thức ăn này còn có nhiều tính năng nổi bật. Như là: giúp cá lên màu đẹp, tăng đề kháng cho cá…
Nên lựa chọn thức ăn tự làm hay thức ăn dạng viên cho hồ cá koi?
- Thức ăn tự làm như: rau diếp, tôm, sò, bánh mì nâu… Những loại thức ăn này đều được chế biến trước, thành phần giàu chất xơ, Vitamin. Cá koi ăn những thực phẩm này giúp gia tăng khả năng miễn dịch và tăng sắc đỏ cho cá.

So sánh thức ăn tự làm và thức ăn dạng viên cho hồ cá koi

Nếu so sánh độ tiện lợi và giá trị dinh dưỡng thì thức ăn viên chiếm ưu thế hơn hẳn.
- Độ tiện lợi: Nếu chọn thức ăn cá koi tự làm, bạn sẽ vừa tốn thời gian vừa tốn nhiều tiền bạc. Với những ai bận rộn, không có nhiều thời gian… Tốt nhất không nên chọn tự làm thức ăn cho hồ cá chép koi. Thay vào đó, mua thức ăn có sẵn dạng viên dễ dùng và tiện lợi trong việc bảo quản. Sau khi cho cá ăn, bạn chỉ cần buộc chặt miệng túi lại là được.
- Hàm lượng dưỡng chất: Rõ ràng, so với thức ăn tự làm thì thức ăn sẵn đảm bảo dinh dưỡng hơn. Dù bạn có là người nuôi cá koi chuyên nghiệp, lâu năm… Thì cũng không thể đảm bảo pha chế thức ăn cho cá chuẩn xác hơn máy móc hiện đại được. Đã vậy, trong các loại thức ăn cho cá koi dạng viên có thành phần vô cùng phong phú. Chúng có nhiều bột tỏi, bột tảo, sản phẩm lên men tốt cho sức khỏe cá koi.
Nên lựa chọn thức ăn tự làm hay thức ăn dạng viên cho hồ cá koi?

Tóm lại

Hiện nay, có khá nhiều công ty sản xuất và bán thức ăn cho cá koi. Các thương hiệu được ưa chuộng có thể kể đến như: Sakura, Minjiang, Aqua Master,… Do vậy khi mua nên tham khảo kỹ, chọn thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Trên đây là một số thông tin về thức ăn cho cá koi. Với những ai đang có kế hoạch lắp đặt hồ cá koi thì bài viết này rất hữu ích đấy! Ngoài những thông tin trên, nếu bạn cần tư vấn về thiết kế hồ cá koi, hồ hải sản… Hãy liên hệ với Hồ cá Cát Tường để được hỗ trợ và báo giá sớm nhé!

Một số bệnh thường gặp ở cá rồng và cách chữa trị hiệu quả

by

Cá rồng thường mắc bệnh gì? Làm thế nào để nhận biết và chữa trị hiệu quả? Topic này sẽ chia sẻ đến bạn một vài chứng bệnh thường gặp khi nuôi cá rồng. Tham khảo ngay để có kinh nghiệm chăm sóc hồ cá rồng nhé!

Bệnh xoăn mang

Cá rồng bị bệnh này là do thiếu chăm sóc, nước bị nhiễm bẩn… Hoặc là do cá bị ký sinh trùng gây bệnh.
- Triệu chứng: Thời gian đầu bị bệnh, cá thở gấp và mang cá mở đóng không êm. Nhưng càng về sau, bệnh nặng đến mức viền mang cá mở rộng. Khi đó bạn có thể thấy được cơ cấu trong mang cá. Thậm chí, lớp vỏ cứng của mang cá  rồng cũng kênh ra. Lúc này, cá sẽ bị khó thở, ăn kém và vẻ ngoài xấu đi.
Một số bệnh thường gặp ở cá rồng và cách chữa trị hiệu quả
- Cách chữa bệnh xoăn mang ở cá rồng là nên thay đổi 20% nước bể cá rồng mỗi ngày. Đồng thời, tăng cường sủi khí cho hồ cá. Trường hợp cần thiết hãy dùng thêm bình oxy bơm vào hồ.
Nếu cá rồng bị bệnh nhẹ thì có thể lấy một ít lá bàng khô đem ngâm nước. Tiếp đó cho nước ngâm vào hồ cá rồng và lớp xoăn sẽ giảm nhanh chóng.
Nếu cá rồng bị xoăn lớp mỏng viền mang thì có thể cắt bỏ phần này. Còn nếu như phần mang cá kênh ra phần vỏ cứng thì lúc này đã chẳng thể khắc phục được.

Bệnh đốm trắng ở cá rồng

Cá rồng thường mắc bệnh gì? Nếu bạn đang thắc mắc điều này thì câu trả lời là bệnh đốm trắng. Thực ra, đây là bệnh phổ biến ở các loại cá cảnh. Không chỉ cá rồng mà rất nhiều loài cá cảnh khác cũng bị bệnh này.
- Triệu chứng: Trên thân, vây, đuôi cá rồng xuất hiện nhiều đốm trắng và nhanh chóng lan rộng. Lúc này, nước hồ nuôi cárồng có mùi tanh nồng và rất đục. Cá rồng hay giật mình khi bơi và có biểu hiện cọ xát người vào thành bể. Cá cũng hay bỏ ăn, lừ đừ… Nếu bệnh chuyển nặng, vây cá có nhiều điểm trắng như u nang. Thậm chí cá rồng còn có thể bị cụt vây và chết.
- Cách chữa bệnh đốm trắng cá rồng là nên điều chỉnh nhiệt độ hồ cá. Nguyên nhân gây bệnh là từ một dạng nấm phát triển nhanh ở 25 độ C. Nếu cá bị nhẹ, tăng nhiệt độ bể cá rồng lên khoảng 32 độ C thì cá tự khỏi. Nếu bị nặng thì nên thay nước hồ cá rồng liên tục và cho thêm ít muối ăn. Một cách khác là nên dùng thuốc để chữa dứt điểm bệnh và tránh tình trạng bệnh kéo dài.
Một số bệnh thường gặp ở cá rồng và cách chữa trị hiệu quả

Cá rồng bị bệnh đường ruột gây trướng bụng

Chứng bệnh này ít gặp hơn 2 chứng bệnh trước đó. Tuy nhiên, nếu như cá rồng bị trướng bị thì khả năng chết cao. Do vậy nên phòng ngừa bệnh này là chính.
- Triệu chứng: Rất dễ nhận diện. Cá rồng có phần bụng to bất thường, cá bỏ ăn, bơi lội chậm chạp, khó khăn. Nếu cá bị nặng, phần bụng trì xuống còn đuôi vểnh lên trời, phần hậu môn có nước nhờn.
Cá rồng thường mắc bệnh gì thì nguyên nhân ít nhiều cũng liên quan đến nước hồ. Riêng với bệnh này thì chủ yếu là do ăn uống. Vậy nên khi cho cá ăn đừng nên bỏ quá nhiều thức ăn vào hồ. Thêm nữa, hãy mua thức ăn đạt chuẩn, có xuất xứ rõ ràng để tránh gây các bệnh viêm ruột.
- Cách chữa trị bệnh ăn không tiêu, trướng bụng rất khó chữa, khả năng chết rất cao. Thế nên khi thấy cá bỏ ăn, bụng trướng to thì nên thay nước, tăng cường bơm hơi. Bên cạnh đó, các bạn nên tăng lượng muối và giữ nhiệt độ nước ở ngưỡng 30 độ C. Sau đó theo dõi tình hình của cá tiếp nhé!

Một vài cách hữu ích giúp cá rồng lên màu nhanh và đẹp mắt

by

Hồ nuôi cá rồng có chi phí lắp đặt không hề rẻ. Kể ra, nơi ở của loài cá được mệnh danh là “Vua các loại cá cảnh” - Thì giá cả có đắt một chút cũng là điều dễ hiểu.
Khi nhắc đến loài cá rồng, ấn tượng đầu tiên nhiều người nghĩ đến chính là vẻ ngoài sang trọng. Thực tế giá cá rồng khá cao, chăm nuôi tốn kém nhiều công sức và tiền bạc… Thế nên người chọn nuôi cá rồng đa phần đều là những người có điều kiện kinh tế tốt.
Trong các vấn đề liên quan đến bể cá rồng, cách nuôi cá sao cho lên màu đẹp được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Có người cho rằng sử dụng chất kích thích để cá lên màu đẹp là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài.
Vậy có cách nào để nuôi cá rồng khỏe mạnh và lên màu đẹp? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn nhé!
Một vài cách hữu ích giúp cá rồng lên màu nhanh và đẹp mắt

Thức ăn cho cá rồng

Để cá rồng lên màu đẹp bạn nên sử dụng tảo Spirulina là thức ăn cho cá. Ngoài ra, có thể dùng thức ăn giàu chất Beta-Carotenoids (có nhiều trong tôm/tép) nếu muốn cá lên màu vàng. Hoặc cho cá rồng ăn các loại dế/gián nếu muốn cá lên màu đen.
Khi chọn mua thức ăn cho hồ nuôi cá rồng, hãy chọn nơi bán uy tín và nguồn gốc rõ ràng. Cá rồng ăn thức ăn tươi nên cần đảm bảo độ tươi sống và đầy đủ dưỡng chất. Nếu chọn nguồn thức ăn không đạt chất lượng sẽ khiến cá rồng dễ bị nhiễm giun sán. Hoặc có khi ăn nhầm côn trùng nhiễm độc chất nguy hại. Với các loài cá nhỏ thì cho ăn chừng 2 – 3 lần/ngày. Với cá rồng trưởng thành thì chỉ cần cho ăn 1 lần/ngày là được.

Ánh sáng trong thiết kế hồ cá rồng

Ngoài việc chú ý đến thức ăn cho cá rồng, để cá lên màu đẹp cần kết hợp ánh sáng. Hiện nay, các bạn có thể sử dụng các loại đèn để hỗ trợ cho việc lên màu cá. Theo đó, nên dùng đèn chiếu từ 11h – 22h tối. Những loại đèn chuyên dụng cho cá rồng có độ Tanning giúp màu vẩy của cá đậm lên. Có điều, các loại đèn này chỉ có hiệu quả trong khoảng 4 tháng. Thời gian sau đèn vẫn sáng như tác dụng sẽ không như lúc đầu lắp đặt hồ cá rồng nữa.
Để khắc phục, các bạn có thể chọn hệ thống đèn nhân tạo. Những loại đèn này có công suất cao tương tự như ánh nắng mặt trời từ 6000 Kelvin trở lên.
Một vài cách hữu ích giúp cá rồng lên màu nhanh và đẹp mắt

Giúp cá rồng lên màu bằng muối ăn

Ngoài 2 cách trên, để cá lên màu đẹp các bạn có thể cho muối vào hồ nuôi cá rồng. Muối có tác dụng giúp làm tăng màu và giảm độ Stress của cá. Đồng thời muối còn giúp làm sạch ruột cá, giúp chống lại bệnh kí sinh trùng thường gặp ở cá. Tuy nhiên, khi cho muối vào bể, chỉ nên cho khoảng 100g muối và 100 lít nước là phù hợp.
Trên đây là một vài cách chăm sóc hồ cá rồng giúp cá lên màu đẹp. Hy vọng sẽ giúp bạn có được một bể cá đẹp, cá rồng lên màu theo ý muốn. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có vấn đề nào cần giải đáp nhé!

| Thi công hồ cá hải sản